Phong Trào Me Too Tại Hàn Quốc

Đăng bởi PREMI3R VIỆT NAM vào lúc 01/02/2021

Me Too là phòng trào bắt nguồn từ Mỹ trong khoảng thời gian từ năm 2016, tính tới hiện tại đã và đang phát triển hết sức mạnh mẽ tại Hàn Quốc.

Phong trào này xuất phát từ nhu cầu và mong muốn được bảo vệ, được lên tiếng bởi chính những người phụ nữ, các bé gái đang ngày ngày sống trong một xã hội vẫn còn tồn tại nhiều sự bất công đối với phái nữ. Trong khi đó chính phủ vẫn chưa có chính sách hợp lý và công bằng để bảo vệ người dân của mình, đặc biệt là nữ giới. Pháp luật vẫn còn lỏng lẻo tạo điều kiện cho những sự sai phạm diễn ra.

Thay đổi văn hóa làm việc văn phòng

Ở Hàn Quốc, khi đi làm sẽ hay có những bữa tiệc liên hoan với công ty, đó là một phần không thể thiếu trong văn hóa làm việc tại nơi đây. Được gọi là hwaesik. Về cơ bản, điều này cũng giống như các bữa tiệc nhậu sau giờ làm việc của người Việt Nam mình.

Những bữa tiệc này sẽ được cấp tổ chức và thanh toán tiền qua thẻ tín dụng của công ty. Thông thường người Hàn sẽ nhậu nhiều lần, có tăng 1, tăng 2, tăng 3… cho tới tận sáng sớm. Các tiết mục như uống rượu và hát karaoke là không thể không nhắc tới, rất là tiêu biểu.

Những bữa ăn nhậu này mục đich trên lý thuyết là để giải tỏa sự căng thẳng cho nhân viên, bên cạnh đó còn xây dựng sự đoàn kết, thấu hiểu nhau nhiều hơn giữa các nhân viên và cấp trên. Tuy vậy, việc tụ tập ăn uống đông người, lại ở những nơi có không gian nhỏ hẹp như phòng karaoke, sử dụng rượu bia nhiều khiến cho các nhân viên nữ cảm thấy ái ngại, không an toàn.

Những nhân viên nữ ngoài việc hát góp vui, có khi còn phải nhảy chung với cấp trên hay các nhân viên nam khác. Lúc này mọi người dường như đã say và không còn tỉnh táo, khó có thể kiểm soát được hành vi và cảm xúc của mình. Có thể dẫn đến một số hành động khiến các nhân viên nữ cảm thấy khó xử và không thoải mái. 

Thực tế cho thấy, đa số phụ nữ nào ở Hàn Quốc khi đi làm cũng phải trải qua những chuyện như vậy, với tỉ lệ là 8/10 người theo như kết quả khảo sát được thực hiện trong năm 2015. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đối tượng dễ bị quấy rối hoặc xâm hại nhất là các nhân viên nữ còn trẻ nhưng lại rất ít người báo cáo điều này lên cấp quản lý và chính quyền.

Việc không lên tiếng bắt nguồn từ sự sợ hãi, sợ bị mất việc, ảnh hưởng tới sự nghiệp về lâu dài hay một nguyên nhân nào đó, khiến họ chọn cách im lặng chịu đựng. Chính vì không có khả năng lên tiếng trong những trường hợp như vậy càng làm cho khoảng cách về bất bình đẳng giới tính trở nên nghiêm trọng.

Phong trào Me Too như một cách để nói lên tiếng lòng của những người phụ nữ Hàn Quốc, họ có thể bày tỏ sự lo lắng, bất an của mình.

Me Too nổi lên từ những cáo buộc xâm hại tình dục đối với những nam giới có tiếng trong truyền thông và chính trị. Phong trào phát triển mạnh mẽ ở Hàn Quốc, giúp tố cáo những nhân vật máu mặt trong các giới giải trí hay chính phủ, những người đã vi phạm. Một số cũng đã phải chịu hình phạt cho việc làm của mình. Ngoài ra Me Too cũng đang được sử dụng chống lại nạn gắn camera quay lén trong các nhà vệ sinh.

Phong trào này đã tác động mạnh đến chị em phụ nữ, giúp họ tự tin hơn mà lên tiếng tố cáo những hành vi sai trái. Nhờ đó mà văn hóa làm việc văn phòng đã được thay đổi, trở nên lành mạnh và an toàn hơn.

Thay đổi môi trường học đường

Me Too được chính phủ xem xét áp dụng trong các trường học. Có rất nhiều vụ việc giáo viên xâm hại tình dục với học sinh của mình. Bộ trường bộ giáo dục đề xuất thành lập một trung tâm tiếp nhận tố cáo ngay trong nội bộ cơ quan là điều vô cùng cần thiết. Tuy vậy, 7/2019, Bộ mới tuyển một tư vấn viên làm việc để phục vụ trung tâm này.     

Người tư vấn phải tiếp nhận đến 116 vụ việc từ tháng 1 đến tháng 11, tăng 15% so với con số trong cùng khoản thời gian năm trước. Điều này gây nên lo lắng bởi việc thiếu hụt nhân sự trong khi các báo cáo lại rất nhiều, ảnh hưởng tới chất lượng giải quyết khiếu nại.

Số lượng tư vấn viên tại trường công đã tăng 21.7%, từ 2231 trong năm 2018 lên 2715 người. Tuy nhiên số lượng người này chỉ tăng được 5%  trong năm tiếp theo. Tình hình này vẫn còn nhiều hạn chế.

Thực tế Hàn Quốc có hơn 9000 trường công trên cả nước. So với chỉ tiêu tuyển dụng thì số lượng nhân viên vẫn đang thiếu rất nhiều. Phía bộ giáo dục vẫn chưa giải quyết được những vấn đề này, những giải pháp đưa ra với tầm ảnh hưởng rất nhỏ, không đáng kể. Dẫn đến những tình trạng xấu vẫn tiếp tục diễn ra, gây ảnh hưởng tới các nạn nhân của vấn nạn, tạo hiệu ứng tiêu cực đối với phụ nữ và trẻ em gái trong môi trường học đường.

Dù vậy phong trào Me Too vẫn mang lại một sự thay đổi mới, thúc đẩy theo hướng tích cực hơn cho xã hội Hàn Quốc.

Nguồn PREMIER – Thời Trang Đẳng Cấp Hàn Quốc

Nguồn tham khảo: Thongtinhanquoc.com

 

 

 

Tags : K-Culture, phong trào me too hàn quốc
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: